Viễn thị và loạn thị là hai tật khúc xạ phổ biến, ảnh hưởng đến thị lực của nhiều người. Nhưng điểm khác biệt chính là gì và làm thế nào để nhận biết và phòng tránh chúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này.
1. Viễn thị:
1.1. Định nghĩa:
- Mắt viễn thị có trục trước sau ngắn hơn bình thường, khiến tia sáng hội tụ sau võng mạc, dẫn đến nhìn mờ các vật ở gần.
- Người bị viễn thị thường nhìn xa tốt (ít nhất 6m) nhưng gặp khó khăn khi nhìn gần.
1.2. Nguyên nhân:
- Yếu tố di truyền, bẩm sinh cầu mắt ngắn.
- Thể thủy tinh bị giãn, xẹp do không giữ đúng khoảng cách khi nhìn, thường xuyên nhìn xa.
- Thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi do tuổi cao.
1.3. Dấu hiệu nhận biết:
- Nhìn mờ, đặc biệt là những vật ở gần.
- Khó nhìn vào ban đêm.
- Mỏi mắt.
- Đau nhức và nóng rát trong hoặc xung quanh mắt.
- Nheo mắt khi đọc.
Biến chứng: Gây ra lác mắt, nhược thị.
2. Loạn thị:
2.1. Định nghĩa:
- Giác mạc bị cong không đều, khiến tia sáng không hội tụ được vào một điểm trên võng mạc, dẫn đến nhìn mờ các vật ở mọi khoảng cách.
- Nhìn chung cứ 3 người thì có 1 người loạn thị. Ai cũng có thể bị loạn thị, bệnh có thể phát triển tại bất kỳ thời điểm nào trong đời, thậm chí ngay từ khi sinh ra.
- Loạn thị có thể đi kèm với cận thị (cận loạn) hoặc viễn thị (viễn loạn).
2.2. Nguyên nhân:
Nguyên nhân chính gây ra loạn thị là sự biến dạng của giác mạc. Thông thường giác mạc có hình dáng uốn cong như quả bóng tròn, giúp tia sáng tụ tại một điểm trên võng mạc. Ở người mắc tật khúc xạ, giác mạc thường có hình quả trứng với hai đường cong khác nhau, do đó tia sáng tụ lại tại hai điểm hoặc nhiều hơn trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được mờ, méo mó.
Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:
- Di truyền.
- Sẹo do chấn thương hoặc phẫu thuật mắt.
- Giác mạc thoái hóa và biến dạng thành hình chóp do bệnh Keratoconus.
- Trẻ em sinh non.
2.3. Dấu hiệu nhận biết:
- Nhìn thấy ảnh nhòe, méo mó bất kể khoảng cách.
- Khó nhìn trong bóng tối.
- Thường xuyên mỏi, nheo mắt.
- Đau đầu khi phải tập trung nhìn đồ vật.
3. Phân biệt, phòng ngừa viễn thị và loạn thị:
3.1. Phân biệt:
- Viễn thị: Tiêu điểm hình ảnh xuất hiện sau võng mạc, nhìn gần không rõ, cần đeo thấu kính hội tụ để cải thiện.
- Loạn thị: Tiêu điểm hình ảnh xuất hiện nhiều trước, trên hoặc sau võng mạc, nhìn xa gần đều mờ nhòe, cần đeo kính có thiết kế nghiêng để cải thiện.
3.2. Phòng ngừa:
- Đeo kính đúng độ, theo chỉ định của bác sĩ.
- Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin A.
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử.
- Tập thể dục thường xuyên, thư giãn mắt.
4. Phương pháp điều trị:
- Đeo kính: Kính gọng, kính áp tròng.
- Phẫu thuật: Lasik, PRK.
Lời khuyên:
- Khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời viễn thị, loạn thị.
- Chăm sóc sức khỏe mắt, bảo vệ mắt khỏi tác hại của môi trường.