Loạn thị là một tật khúc xạ phổ biến, ảnh hưởng đến khả năng tập trung ánh sáng của mắt, dẫn đến nhìn mờ ở mọi khoảng cách. Nhiều người lo lắng về việc loạn thị có tăng độ hay không và muốn tìm cách kiểm soát loạn thị hiệu quả. Bài viết này Việt Nhật sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về vấn đề này.
Nguyên nhân gây loạn thị
Nguyên nhân gây ra loạn thị ở mắt là do giác mạc có hình dạng bất thường, dẫn đến giảm dần khả năng tập trung ánh sáng của giác mạc. Nguyên nhân của loạn thị có thể do di truyền, thói quen sinh hoạt cá nhân và đôi khi cũng có thể phát triển sau khi bị bệnh liên quan đến mắt như gặp chấn thương, phẫu thuật.
Loạn thị khi đi kèm với cận thị sẽ được gọi thành tật cận loạn hay đi cùng với tật viễn thị sẽ được gọi là thành tật viễn loạn thị. Các nguyên nhân cụ thể có thể sinh ra loạn thị là:
- Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển loạn thị.
- Bất thường giác mạc: Giác mạc có hình dạng bất thường (lồi, dẹt hoặc cong không đều) là nguyên nhân chính gây loạn thị.
- Chấn thương mắt: Chấn thương hoặc phẫu thuật mắt có thể dẫn đến loạn thị: sẹo giác mạc, rách giác mạc, điều chỉnh lại điểm hội tụ quá mức…
Loạn thị có tăng độ không?
Câu trả lời là có thể. Loạn thị có thể tăng độ theo thời gian, đặc biệt là ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng độ có thể khác nhau ở mỗi người.
Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tăng độ loạn thị
- Di truyền: Nếu cha mẹ có độ loạn thị cao, con cái có nguy cơ cao bị loạn thị và tăng độ nhanh hơn.
- Thói quen sinh hoạt: Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, đọc sách trong điều kiện thiếu sáng, học tập và làm việc trong thời gian dài có thể khiến mắt điều tiết quá mức, làm tăng độ loạn thị.
- Chế độ dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin A và các dưỡng chất thiết yếu cho mắt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt và làm tăng độ loạn thị.
Cách kiểm soát loạn thị hiệu quả
- Khám mắt định kỳ: Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và theo dõi tình trạng loạn thị.
- Đeo kính: Kính là phương pháp hiệu quả nhất để điều chỉnh thị lực và kiểm soát độ loạn thị.
- Tập thể dục cho mắt: Thực hiện các bài tập cho mắt thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe mắt và giảm bớt căng thẳng cho mắt.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A và các dưỡng chất tốt cho mắt như: thịt, cá, cà rốt, rau xanh, trái cây…
- Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử và cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên.
- Thư giãn và ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe mắt.
Lưu ý:
- Nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám mắt và được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
- Sử dụng kính thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
- Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý giúp giữ cho mắt luôn khỏe mạnh.
Kết luận
Loạn thị có thể tăng độ theo thời gian, nhưng bạn có thể kiểm soát hiệu quả bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp. Hãy chăm sóc sức khỏe mắt để bảo vệ thị lực của bạn.