Trang chủ / Kiến thức Nhãn khoa / Cách phòng tránh nhược thị ở trẻ em như thế nào?

Cách phòng tránh nhược thị ở trẻ em như thế nào?

Nội dung bài viết

Nhược thị ở trẻ em ước tính ảnh hưởng đến khoảng 2% – 3% trẻ. Theo tìm hiểu, nhược thị thường xuất hiện trước 2 tuổi. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính tương đối. Bởi lẽ sau 8 tuổi thị giác mới phát triển đầy đủ. Nói cách khác, trẻ em dưới 8 tuổi đều có nguy cơ bị nhược thị nếu không được chăm sóc mắt đúng cách.

Nhược thị là bệnh gì?

Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu của nhược thị, điều trị nhược thị… Chúng ta phải biết nguyên nhân gây ra bệnh nhược thị trước đã. Có như vậy mới biết cách phòng tránh và chữa trị hiệu quả.

Cách phòng tránh nhược thị ở trẻ em như thế nào?

Thông thường, đa số các bé ngay từ khi sinh ra cho đến lúc lớn lên đều có thị lực. Thế nhưng, trẻ còn quá nhỏ nên chưa thể nhận biết chính xác hình ảnh xung quanh. Những năm đầu đời, dây thần kinh dẫn truyền thị giác từ mắt đến não và dây thần kinh não bộ sẽ phát triển dần. Quá trình này kéo dài khoảng 7 – 8 năm, sau đó dây thần kinh dẫn truyền thị giác đến não bộ sẽ hoàn thiện. Nếu như chức năng thị giác của một hoặc hai mắt bị cản trở thì khả năng cao sẽ bị bệnh nhược thị ở trẻ em.

Để chẩn đoán mắt nhược thị cho bé thì bố mẹ nên dẫn con đi khám sàng lọc trước khi đi học. Tốt nhất là sàng lọc nhược thị sớm trong khoảng 3 tuổi. Nếu như không phát hiện và điều trị nhược thị sớm trước 8 tuổi thì mắt khó hồi phục.

Trong một vài trường hợp, bé lớn hơn 8 tuổi bị nhược thị vẫn có thể cải thiện thị lực nếu được điều trị đúng cách. Tất nhiên, cách chữa nhược thị ở người lớn hay trẻ em phải được bác sĩ nhãn khoa hướng dẫn. Người bệnh không nên tự ý tham khảo rồi áp dụng các phương pháp theo kiểu truyền miệng. Nếu không cẩn thận sẽ khiến tình trạng mắt tệ hơn, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.

>> Xem thêm: Nhược thì là gì? Cách nhận biết nhược thị ở trẻ em

Nhược thị ở trẻ em làm sao để phòng tránh?

Nhược thị có chữa được không? Thay vì tìm cách chữa thì chúng ta nên chủ động phòng tránh ngay từ đầu. Một khi mắt đã bị nhược thị, tùy mức độ nặng nhẹ sẽ có cách xử lý khác nhau. Thế nhưng, có một điểm chung là chữa nhược thị mất nhiều thời gian và sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và sức khỏe của bé.

Mắt cận thị Nhược thị ở trẻ em

Đầu tiên, phải nhấn mạnh rằng độ tuổi từ 0 – 7 tuổi là giai đoạn vàng để phòng tránh và chữa nhược thị cho trẻ em. Do đó, phụ huynh nên cho bé khám mắt định kỳ để sớm phát hiện điểm bất thường của mắt. Nhờ đó sớm phát hiện nguyên nhân để có phương pháp điều chỉnh tốt nhất. Một số chứng bệnh về mắt như đục thủy tinh thể hay tật khúc xạ cận/viễn/loạn thị… Nếu điều trị nhanh chóng sẽ không ảnh hưởng đến thị giác của bé sau này.

Nhược thị ở trẻ em có nguy hiểm không?

Đáp án đương nhiên là CÓ. Nhưng bạn cũng thấy đấy! Chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh nên không cần phải quá lo lắng. Trường hợp mắt có dấu hiệu nhẹ, bạn có thể hướng dẫn trẻ một số bài tập cho mắt nhược thị. Như là:

  • Che mắtCách chữa nhược thị này khá đơn giản. Bạn hãy dùng lòng bàn tay hoặc miếng che để che bên mắt có thị lực tốt hơn. Cố gắng tập trung nhìn mọi thứ xung quanh để kích thích mắt còn lại hoạt động nhiều hơn. Sau chừng 6 tháng – 1 năm, thị lực mắt bị nhược thị sẽ cải thiện đáng kể.
  • Tập trung: Dùng một tay che mắt nhìn rõ hơn, đưa ngón trỏ tay còn lại đến gần mắt rồi từ từ di chuyển ra xa hơn. Tập trung mắt nhìn vào sự di chuyển của ngón tay. Sau đó hãy nghỉ ngơi chừng 5 phút và lặp lại bài tập này một lần nữa. Hãy thực hiện khoảng 3 lần/ngày là được.

Trên đây là một vài thông tin hữu ích về nhược thị ở trẻ em và cách phòng tránh.

>>X em thêm: Lựa kính cho mặt dài phù hợp với form kính nào?

KÍNH MẮT NAM DƯƠNG

Kính mời quý khách tới cửa hàng để chọn cho mình những chiếc kính phù hợp. Kính mắt Nam Dương đang có rất nhiều chương trình khuyến mãi chờ Quý khách tới.​

Bài viết Trên web