Trang chủ / Kiến thức Nhãn khoa / 10 bệnh lý về mắt phổ biến: Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả

10 bệnh lý về mắt phổ biến: Cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả

Nội dung bài viết

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như môi trường ô nhiễm, sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều, các bệnh lý về mắt ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 10 bệnh lý về mắt phổ biến nhất để bạn có thể nhận biết và phòng ngừa hiệu quả.

1. Dị ứng mắt:

Dị ứng là căn bệnh về mắt phổ biến nhất.

  • Nguyên nhân: Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (đối với mắt nhạy cảm), bụi bẩn, thực phẩm, chất độc, phấn hoa…
  • Triệu chứng: Đỏ, ngứa mắt.
  • Cách điều trị: Xác định nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Tật khúc xạ:

Theo nghiên cứu của các bệnh viện mắt, tật khúc xạ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các vấn đề về thị giác. Mắt chúng ta nhìn được vật là do khúc xạ trong mắt xảy ra khi ánh sáng đi qua giác mạc, đến võng mạc. Tật khúc xạ thường gặp nhất ở những người trên 40 tuổi.

  • Nguyên nhân: Do độ dài của nhãn cầu, sự thay đổi hình dạng của giác mạc hoặc do lão hóa tự nhiên của mắt.
  • Triệu chứng: Cận thị, viễn thị, loạn thị.
  • Cách điều trị: Kính gọng, kính áp tròng hoặc phẫu thuật.

3. Thoái hóa điểm vàng:

Thoái hóa điểm vàng (ARMD hoặc AMD) là bệnh liên quan đến tuổi tác, thường xảy ra ở cả nam và nữ các nhóm tuổi trên 50, làm suy yếu nghiêm trọng khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc. Bệnh này là nguyên nhân gây mất thị lực hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 50% các trường hợp khiếm thị.

  • Nguyên nhân: Lão hóa, di truyền, hút thuốc lá…
  • Triệu chứng: Nguy hiểm vì không có triệu chứng rõ ràng.
  • Cách điều trị: Khám định kỳ, bổ sung vitamin, phẫu thuật (nếu cần thiết).

4. Đục thủy tinh thể:

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm khô, hay cườm đá: là hiện tượng thủy thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục không còn trong suốt gây giảm thị lực, nhìn mờ thậm chí có thể dẫn tới mù lòa. Bệnh này thường hình thành ở cả hai mắt nhưng không bao giờ xảy ra cùng một lúc ở cả hai mắt.

  • Nguyên nhân: Lão hóa (chủ yếu), di truyền, mắc bệnh lý về mắt lặp đi lặp lại…
  • Triệu chứng: Mờ mắt, nhìn mờ như sương.
  • Cách điều trị: Phẫu thuật thay thủy tinh thể.

5. Tăng nhãn áp:

Chứng tăng nhãn áp là nguyên nhân thứ 2 gây hiện tượng mù vĩnh viễn trên thế giới. Bệnh thường gặp ở những người trên 40 tuổi.

  • Nguyên nhân: Sự gia tăng áp lực của chất lỏng có trong mắt.
  • Triệu chứng: Thường xảy ra đột ngột mà không có triệu chứng nào báo trước.
  • Cách điều trị: Khám định kỳ, phẫu thuật (nếu cần thiết).

6. Viêm màng bồ đào:

Viêm màng bồ đào (Uveitis) gây viêm bên trong mắt khiến mắt trở nên sưng đỏ. Bệnh này chiếm Anh 5.5% bệnh liên quan đến mắt, có thể lây lan và gây tổn thương mắt rất nhanh và do đó cần được chăm sóc và điều trị kịp thời.

  • Nguyên nhân: Nhiễm trùng, tự miễn dịch…
  • Triệu chứng: Mắt hơi sưng đỏ, nhìn ánh nắng bị chói, đau hoặc viêm sâu bên trong lặp đi lặp lại.
  • Cách điều trị: Đi khám định kỳ hoặc điều trị ngay khi có triệu chứng.

7. Giác mạc hình nón:

Giác mạc hình nón (Keratoconus) là một căn bệnh rối loạn thoái hoá không viêm. Bệnh này làm thay đổi cấu trúc trong của giác mạc khiến giác mạc mỏng đi, ảnh hưởng tới tầm nhìn của bệnh nhân.

  • Nguyên nhân: Do một số hoạt động của enzim.
  • Triệu chứng: Hình dạng vật lý và cấu trúc của giác mạc biến dạng gần như hình nón thay vì hình cầu.
  • Cách điều trị: Ghép giác mạc.

8. Lẹo mắt:

Mụn lẹo thường ở ngay hai bờ mi, nếu không chữa khỏi kịp thời, mụn lẹo có thể mưng mủ và vỡ, lâu ngày gây ứ phù màng tiếp hợp. Các dạng lẹo mắt: lẹo bên ngoài, lẹo bên trong, đa lẹo.

  • Nguyên nhân: Nhiễm trùng do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi gây viêm nhiễm cấp tính, dùng mỹ phẩm (mascara, kẻ viền mắt…).
  • Triệu chứng: Sưng đỏ nhẹ, ngứa mí mắt.
  • Cách điều trị: Thông thường bệnh sẽ tự khỏi sau 2 hoặc 3 tuần nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách: vệ sinh mắt, tra thuốc, chườm ấm.

9. Viêm loét giác mạc:

Giác mạc là lớp mô trong suốt ngoài cùng, cho phép ánh sáng đi qua của mắt nên phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và bụi bẩn từ môi trường bên ngoài, nước mắt giúp làm sạch mắt. Nếu mức độ gây khuẩn vượt quá khả năng làm sạch của nước mắt, sẽ gây viêm loét giác mạc. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời thậm chí có thể gây ra mù vĩnh viễn.

  • Nguyên nhân: Thiếu vitamin A, nhiễm trùng do kính áp tròng, dụi mắt…
  • Triệu chứng: Đau nhức mắt, chảy mủ, nhìn mờ.
  • Cách điều trị: Thuốc kháng sinh, bổ sung vitamin A…

10. Đau mắt đỏ (viêm kết mạc):

Là căn bệnh có tính lây lan cao từ người này sang người khác: qua đường hô hấp, dùng chung đồ vật với người bệnh. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, từ trẻ em, người lớn tới người già và có thể bị tái đi tái lại nhiều lần.

  • Nguyên nhân: Nhiễm trùng, vi khuẩn, virus xâm nhập qua tay bẩn hoặc thậm chí là do dị ứng.
  • Triệu chứng: Đau, sưng, ngứa, đỏ, chảy nước mắt, mắt nhiều gỉ, có thể giảm thị lực…
  • Cách điều trị: Thông thường nếu vệ tinh mắt hợp lý bệnh có thể tự khỏi sau 2 tuần.

Lời khuyên:

  • Khám mắt định kỳ 3 – 6 tháng/lần.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung vitamin tốt cho mắt.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử.
  • Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời.
  • Vệ sinh mắt thường xuyên.

Bằng cách nhận biết và phòng ngừa các bệnh lý về mắt phổ biến, bạn có thể bảo vệ đôi mắt sáng khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

KÍNH MẮT NAM DƯƠNG

Kính mời quý khách tới cửa hàng để chọn cho mình những chiếc kính phù hợp. Kính mắt Nam Dương đang có rất nhiều chương trình khuyến mãi chờ Quý khách tới.​

Bài viết Trên web